Saturday, 20/04/2024 - 01:02|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Lương Phú

Tập đọc lớp 4

CÓ CHÍ THÌ NÊN

1.. KTBC

  • Đọc đoạn 1, 2 của bài Ông Trạng thả diều. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
  • Đọc đoạn 3, 4 của bài cho biết ND bài muốn nói lên điều gì?

    2. Giới thiệu bài.

    GV gắn tranh: Quan sát tranh và cho biết bức tranh vẽ cảnh gì?

    GV giới thiệu bài

    + GV ghi bảng, HS nhắc lại.

    3. Luyên đọc

    - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

    ? Bài đọc gồm mấy câu tục ngữ?

  • Mời các em đọc nối tiếp bài: Lần 1.

    +  GV nhận xét.

    + Trong bài có một số từ ngữ các em dễ đọc nhầm: nên, lận, tròn vành, rã.

  • Ngoài ra khi đọc các em cũng cần đọc ngắt nghỉ hơi ở các câu tục ngữ sau: (GV treo bảng phụ)

    * Ai ơi đã quyết thì hành

    Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

                         * Người có chí thì nên

    Nhà có nền thì vững.

  • Gọi 1 hs đọc.

    ? Các em cần ngắt nghỉ hơi ở những chỗ nào?

    ? Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?

  • Gọi 1 HS đọc lại.

    * Ai ơi / đã quyết thì hành

    Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi!

                       * Người có chí / thì nên

    Nhà có nền / thì vững.

     

  • 1 bạn đọc câu tục ngữ 1: ? Em hiểu nên có nghĩa là gì?
  • 1 hs đọc câu 2

           ? Từ hành trong câu này được hiểu là gì?

               ? Trong câu tục ngữ thứ 2, còn từ ngữ nào mà em chưa hiểu? (lận)

               + Cho HS quan sát tranh

  • 1 bạn đọc câu 3. ? Từ keo trong câu chỉ điều gì?
  • 1 bạn đọc câu 5
  • 1 bạn đọc câu 6: ? Sóng cả là sóng như thế nào?

                                   ? Buông rơi được gọi theo cách khác là gì?

     

  • 1 Hs đọc câu 7

    Y/C HS nhận xét các bạn đọc bài.

       Luyện đọc nhóm 2 trong thời gian là 2 phút.

    + Gọi 2 cặp đọc trước lớp. – HS, GV nhận xét

    -  GV HD đọc, đọc mẫu: Khi đọc các câu tục ngữ trong bài chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện lời khuyên chí tình.

     

    4. Tìm hiểu bài

  • Mời 1 bạn đọc câu hỏi 1.
  • Với ND câu hỏi 1, cô giáo cho các em thảo luận nhóm 2 và trả lời.
  • Mời đại diện các nhóm trình bày,

    -  HS nhận xét.                                          

  • Gv  nhận xét.

    ? Trong bài, những câu tục ngữ nào khẳng định có ý chí thì nhất định sẽ thành công?

       + 1. Có công mài sắt,có ngày nên kim.

       + 4. Người có chí thì nên,nhà có nền thì vững.

    ? Câu tục ngữ: 2. Ai ơi đã quyết thì hành, đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

                            5. Haỹ lo bền chí câu cua, dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.

    Muốn khuyên chúng ta điều gì? (Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn)

     

    ? Để khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn chúng ta sử dụng câu tục ngữ nào?

    (1. Thua keo này,…; 6. Chớ thấy sóng cả,…; 7. Thất bại là mẹ thành công.)

     ? Các câu tục ngữ trong bài muốn nói lên điều gì?

    ? Bạn nào có thể tìm thêm những câu tục ngữ nói về ý chí?

    ( Có chí làm quan, có gan làm giàu

    1. Mưu cao chẳng bằng chí dày.

    2.Kiến tha lâu đầy tổ.

    3. Còn răng nào cào răng ấy.

    4. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn

    Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim

     

    5. Ai ơi giũ chí cho bền

    Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai

     

    6. Có bột mới gột nên hồ

    Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

     

     

    GVKL: Những câu tục ngữ trong bài đều là kinh nghiệm sống, là lời khuyên răn của cha ông bao đời cho con cháu đời sau bằng hình thức truyền miệng

  • 1 HS đọc câu hỏi 2. – Các em cùng trao đổi với bạn bên cạnh để tìm ra câu trả lời đúng.

    ? Bạn nào đã có câu trả lời? (Vài HS nối tiếp nêu ý kiến)

  • GV nhận xét.

    ? Vì sao em cho rằng các câu tục ngữ là những câu ngắn gọn?

    (Vì các câu tục ngữ này chỉ có 1 câu)- HSNX

    - GC treo bảng phụ

    ? Bạn nào có thể chỉ ra sự vần điệu của các câu tục ngữ trong bài?

    ( Vần nhịp của các câu tục ngữ thể hiện ở cách nghỉ hơi và cách gieo vần cụ thể là)

     

    1. Có công mài sắt, / có ngày nên kim.

                                            2.     Ai ơi đã quyết thì hành, /

    Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

                                            3. Thua keo này, / bày keo khác.

             4.        Người có chí thì nên /

                                                        Nhà có nền thì vững.

                                                 5.   Hãy lo bền chí câu cua /

    Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.

                                                 6. Chớ thấy sóng cả / mà tay chèo.

                                                 7. Thất bại là mẹ thành công.

    - HS NX

    - GVNX, KL:

    - Tại sao nói các câu tục ngữ giàu hình ảnh?

    + Vì khi đọc các câu tục ngữ, hiện lên trước mắt là hình ảnh người kiên nhẫn mài sắt thành cây kim trơn bóng, sắc nét. Hình ảnh người đan lát quyết làm cho tròn vành. Người kiên trì ngồi câu cua. Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn.

    GVKL:

    ?    Theo em, HS cần phải rèn luyện ý chí gì?

    (Phải có ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn của gia đình, của bản thân)

    ?    Trong lớp mình những bạn nào đã biết vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn của gia đình, của bản thân?

    ?     Đó là những việc làm biểu hiện của 1 HS có ý chí, Bạn nào lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí?

    ? Theo em điều gì sẽ xảy ra nêu con người sống mà không có ý chí, nghị lực?

    (Làm việc gì cũng sẽ khó khăn và gặp thất bại)

    KL:

    ? Các câu tục ngữ trong bài muốn khuyên chúng ta điều gì?

    ==è Nội dung bài học: 2 hs đọc.

    @@ Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

  • Gọi HS đọc nối tiếp bài.
  • 1HS đọc lại toàn bài.
  • ? Khi đọc bài này chúng ta sẽ đọc với giọng như thế nào?

    (Khi đọc các câu tục ngữ trong bài chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện lời khuyên chí tình.)

  • Một bạn nêu cách nghỉ hơi khi đọc?
  • Ngoài những từ cô giáo gạch chân, chúng ta còn cần nhấn giọng ở từ nào nữa?
  • (mài sắt, nên kim, lân tròn vành, Keo, chí, vững, bền chí, dù ai, mặc ai,sóng cả, rã tay chèo)

    + Gọi HS đọc lại

  • Hs luyện đọc lại
  • Gọi 2 nhóm đọc. HSNX, GVNX

    ? Có bạn nào đã thuộc 1 hoăc 2 câu tục ngữ trong bài? – 2 HS đọc

  • Cả lớp tự nhẩm bài trong thời gian 2 phút.

    ? Bạn nào đã thuộc bài rồi hãy đọc bài trước lớp.- HSNX

    -GVNX: Bạn đã đọc thuộc toàn bài và đọc đúng giọng đọc, đã biết nhấn giọng phù hợp.

    @. CỦNG CỐ

  • Các câu tục ngữ trong bài muốn nói lên điều gì?
  • Các em biết những tấm gương nào có ý chí vươn lên trong học tập, trong cuộc sống?
  • Em học tập được điều gì từ những tấm gương bạn kể?

 

 

Tác giả: Ngô Thị Trang
Lượt xem: 802
Nguồn:thluongphu.thainguyen.edu.vn Copy link
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 32
Tháng 04 : 246
Năm 2024 : 3.214